Kính chào quý khách hàng theo dõi cũng như đang sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của chúng tôi thì có thể vui mừng đón chào một sản phẩm mới mà chúng tôi muốn giới thiệu ngay sau đây. Hóa đơn điện tử là một sản phẩm mà công ty mới đưa ra thị trường nhưng cũng đã nhận được sự ủng hộ đông đảo của nhiều khách hàng. Hy vọng trong thời gian tới, quý khách vẫn tiếp tục ủng hộ những sản phẩm mới của chúng tôi.

Bên cạnh đó, theo Thông tư 32 Hướng dẫn của Bộ Tài Chính, đã chỉ ra cơ sở pháp lý để thực hiện Hóa đơn điện tử áp dụng cho các doanh nghiệp, ca nhân bao gồm 3 Chương và 14 điều. Theo đó Hóa đơn điện tử được nhà nước cấp quyền pháp lý và có giá trị tương đương với hóa đơn giấy thông thường nhé.

Đối tượng được sử dụng Hóa đơn điện tử Cyberbill

  • Phải là cá nhân, tổ chức lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
  • Thuộc các tổ chức có phát hành hóa đơn đến các khách hàng như: Bưu chính viễn thông, điện, nước, xăng dầu, ngân hàng, tín dụng, nhà hàng và khách sạn……
  • Đơn vị trung gian cung cấp hóa đơn điện tử là các tổ chức cung cấp, hỗ trợ việc khởi tạo, truyền, nhận, lưu trữ và phục hồi thông tin dữ liệu của hóa đơn điện tử được cấp quyền pháp lý giữa người bán hàng và người mua hàng.
  • Các cơ quan pháp luật về thuế là các cấp các cá nhân, tổ chức và đơn vị có liên quan đến việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử.

Những lợi ích thiết thực mà hóa đơn điện tử Cyberbill mang lại

Hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng như: Giảm chi phí in ấn, gửi, bảo quản, lưu trữ, khai thác hóa đơn. Dễ dàng, thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, quản trị kinh doanh và đối chiếu dữ liệu, bên cạnh đó hóa đơn điện tử còn thông qua phương tiện điện tử nên thời gian giao dịch sẽ được rút ngắn. Hóa đơn điện tử góp phần hiện đại hóa công tác quản trị doanh nghiệp cũng như góp phần bảo vệ môi trường.

Những điều kiện cần và đủ để khởi tạo và sử dụng hóa đơn điện tử Cyberbill

  • Khách hàng là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là các tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
  • Cần phải có địa điểm, các đường truyền thông tin, mạng thông tin và thiết bị truyền tin đáp ứng được yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng và lưu trữ hóa đơn điện tử.
  • Bên cạnh đó còn cần phải có đội ngũ đủ trình độ, khả năng thích ứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng… bảo quản và lưu trữ hóa đơn điện tử theo đúng quy định.
  • Khách hàng cũng cần phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
  • Khách hàng phải có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán để đảm bảo dữ liệu của hóa đơn điện tử bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hóa đơn.
  • Hơn nữa khách hàng cần có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu và lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ.